Mỗi môi trường có một nồng độ pH nhất định, trong cơ thể người cũng vậy, pH là chỉ số đo hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch. Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit, ngược lại nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính bazơ. Trường hợp lượng hydro (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính, độ pH khi đó xấp xỉ 7. Độ pH là chỉ số để xác định tính axit hay bazơ của nước hoặc một dung dịch nào đó.
Độ pH có tác dụng gì đối với cơ thể?
Nồng độ pH là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Độ pH của cơ thể có khả năng ảnh hưởng đến mọi tế bào trong cơ thể của chúng ta. pH của máu có tính kiềm thay vì có tính axit và sẽ tác động tích cực đến mọi chức năng của cơ thể.Bộ não, hệ tuần hoàn, thần kinh, hệ cơ, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp làm việc tốt ở mức độ pH thích hợp.
Khi pH của cơ thể bị quá chua, cơ thể dễ bị bệnh như tăng cân, bệnh tim mạch, lão hoá sớm, các vấn đề về thần kinh, dị ứng, ung thư. tốt hơn hết ăn khoảng 60-80% thực phẩm tạo kiềm, khoảng 20-40% thực phẩm tạo axit. Nếu duy trì được chế độ ăn này thì pH của cơ thể hơi kiềm, đó là điều kiện để có sức khoẻ tốt.
Các loại rau củ quả thường chứa tính kiềm (Ảnh minh họa)
Chỉ Số PH Trong Cơ Thể Người Bao Nhiêu Là Tốt?
Độ pH ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể là không giống nhau. Chỉ số pH của dạ dày là từ 1,6 đến 2,4, trong khi đó chỉ số pH của nước bọt cũng chỉ đạt xấp xỉ mức kiềm 6,4 – 6,8, dịch ngoại bào 7,35 – 7,45, pH dịch nội bào 6,9 – 7,2, pH ruột 6,6 – 7,6, pH nước tiểu 6, pH dịch mật 5 – 6.
PH= 7,365 Là Độ PH Cân Bằng Của Máu
Nồng độ pH trong cơ thể người nằm trong khoảng 7.3 đến 7.4. Từ lúc vừa mới sinh, cơ thể người đã mang tính kiềm. Độ pH 7.3-7.4 là nồng độ tốt nhất để các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng do chế độ ăn uống không khoa học, ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn… nên cơ thể chúng ta mất đi tính kiềm tự nhiên vốn có mà chuyển sang tính axit. Lượng axit dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột…
Mong rằng với những chia sẻ qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về độ pH trong cơ thể con người.Để biết cách đo nồng độ pH trong cơ thể các bạn có thể tham khảo bài viết: Cách đo độ pH trong cơ thể cực dễ. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.