Độ pH trong cơ thể người

Nồng độ pH trong cơ thể người nằm trong khoảng 7.3 đến 7.4. Từ lúc vừa mới sinh, cơ
thể người đã mang tính kiềm. Độ pH 7.3-7.4 là nồng độ tốt nhất để các tế bào trong cơ
thể hoạt động bình thường. Nhưng do chế độ ăn uống không khoa học, ô nhiễm môi
trường, thực phẩm bẩn… nên cơ thể chúng ta mất đi tính kiềm tự nhiên vốn có mà
chuyển sang tính axit. Lượng axit dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây
ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột…

Tính Axit Và Kiềm Được Đo Theo Thang Màu Của Giấy Quỳ Tím. Bên Trái Là Axit, Bên Phải Là Kiềm

Độ pH ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể là không giống nhau. Nồng độ pH là một
trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Chỉ số pH của dạ dày là từ 1.6 đến 2.4 , trong khi đó chỉ số pH của nước bọt cũng chỉ đạt xấp xỉ mức kiềm 6.4-6.8 , dịch ngoại bào 7.35-7.45 , pH dịch nội bào 6.9-7.2 , pH ruột 6.6-7.6 , pH nước tiểu 6, pH dịch mật 5-6.

pH= 7,365 là độ pH cân bằng của máu

Máu có độ PH là 7.365, nghĩa là có tính kiềm nhẹ. Tính chất này của máu cần được giữ ở
trạng thái hầu như ổn định tuyệt đối, chỉ cần một biến đổi dù vô cùng nhỏ cũng có thể gây
nguy hiểm cho cơ thể. Nếu nồng độ ion hiđro trong máu tăng lên khiến độ PH = 6.95 (tức là
hơi nhích qua lằn ranh cân bằng và dịch về phía axit), chúng ta sẽ rơi vào trạng thái hôn mê
và tử vong. Còn khi nồng độ hiđro trong máu giảm từ 7.4 xuống 6.7, chứng co giật sẽ xuất
hiện.

Trong quá trình trao đổi chất của tế bào, các tế bào luôn sinh Axit, tạo ra kết quả là làm
giảm nồng độ các nguyên tố kiềm trong máu và sau đó là làm thay đổi môi trường nội môi.
Trạng thái trong đó các yếu tố kiềm bị giảm nồng độ được gọi là trạng thái Acid của thể
dịch. Để có một cơ thể khỏe mạnh, độ PH của thể dịch phải được duy trì ở PH cân bằng, do
đó chúng ta phải tái cung cấp các nguyên tố kiềm đã mất. Đây là nguyên nhân vì sao
chúng ta phải bổ sung các thành phần tạo kiềm để duy trì thể dịch luôn ở mức kiềm nhẹ.

Nếu các dịch nội bào bị ảnh hưởng này nằm trong các tế bào thần kinh, các dây thần kinh
sẽ không thể hoạt động tốt và sẽ không thể truyền tải các thông điệp của cơ thể. Kết quả là
chúng ta bị rơi vào trạng thái hôn mê. Do đó, chúng ta bắt buộc phải duy trì đủ lượng
nguyên tố tạo kiềm trong thể dịch để duy trì độ PH máu luôn ở mức 7,365.

Nếu chúng ta ăn một lượng lớn các thực phẩm (đặc biệt là rau) có các nguyên tố kiềm như
Natri, Kali, Magie và Canxi, hoặc bổ sung bằng kiềm bằng đường uống, dạ dày sẽ phải tiết
ra các loại dịch có tính axit để tiêu hóa các chất thực phẩm có tính kiềm này. Do đó, việc
nạp một lượng lớn các thực phẩm tạo kiềm cùng quá trình tiết mật (có tính kiềm) sẽ khiến
độ axit trong máu giảm, làm cho máu hơi thiên về tính kiềm.

Kiểm tra độ pH của cơ thể với giấy thử pH

Thử pH của nước bọt với giấy quỳ tím

Thời gian tốt nhất để kiểm tra độ pH là khoảng 1h trước bữa ăn hoặc 2h sau bữa ăn. Kiểm tra pH nước bọt bằng giấy quỳ thử pH: Đơn giản chỉ cần làm ướt một mảnh giấy quỳ thử pH bằng nước bọt. pH của nước bọt tối ưu khoảng 6,4 6,8 phản ánh máu và cho chúng ta biết vấn đề của bản thân vì nước bọt có tính axit hơn máu, Nếu độ pH cao hơn 6,4 là chứng tỏ dự trữ kiềm đủ. Sau khi ăn các pH nước bọt sẽ tăng lên 7,5 hoặc hơn (hơi kiềm). Nếu chệch khỏi pH nước bọt lý tưởng trong một thời gian dài dễ bị bệnh. Nếu nước bọt trong khoảng pH từ 6,5 đến 7,5 tất cả các ngày, cơ thể đang khoẻ mạnh.

Một thời gian dài trong trạng thái pH axit, có thể dẫn đến viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu
đường, bệnh lao, bệnh loãng xương, huyết áp cao, hầu hết các bệnh ung thư. Nếu pH nước
bọt vẫn quá thấp, chế độ ăn uống nên tập trung vào trái cây, rau và nước khoáng cũng như
loại bỏ các chất tạo axit mạnh như bột ngọt, bột mì và thịt đỏ.

Xem clip thử pH nước bọt với giấy quỳ tím

Thử pH của nước tiểu với giấy quỳ tím

Độ pH của nước tiểu là chỉ tiêu cho biết khả năng của cơ thể nhằm duy trì độ pH thích hợp
của máu. Độ pH của nước tiểu cho thấy nỗ lực của cơ thể nhờ các cơ quan thận, tuyến
thượng thận, phổi và tuyến sinh dục để điều chỉnh pH qua muối và hormone. Vì thận lọc ra
các muối đệm để điều chỉnh pH. pH lý tưởng trong khoảng từ 6,5 đến 7,0 vào buổi tối trước
khi ăn tối.

Xét nghiệm nước tiểu để thấy được cơ thể đang bài tiết axit và hấp thụ các khoáng chất đặc
biệt là canxi, magie, natri và kali. Các khoáng chất này hoạt động như bộ đệm. Bộ đệm là
những chất giúp cơ thể duy trì sự cân bằng nhằm chống lại tình trạng quá nhiều axit hoặc
quá nhiều kiềm. Khi cơ thể quá kiềm hoặc quá axit cho dù bộ đệm có hoạt động nhưng nó
vẫn phải bài tiết quá mức. Nước tiểu là phương pháp cơ thể sử dụng để loại bỏ sự dư thừa
axit hoặc kiềm mà cơ thể không thể xử lý bằng bộ đệm. Nếu hệ thống điều hoà của cơ thể
quá tải, cơ thể bị nhiễm độc.